Chữ Ký Số FPT – Hotline: 0932 780 176

Hỗ trợ

Vốn điều lệ là gì? Quy định quan trọng về vốn điều lệ doanh nghiệp cần biết


Khi mới đăng ký kinh doanh, việc góp vốn và khai báo, chứng minh vốn điều lệ là một trong nhiều công việc mà chủ doanh nghiệp cần làm. Trong bài viết dưới đây, Chữ Ký Số FPT CA sẽ giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vốn điều lệ và các vấn đề liên quan tới vốn điều lệ khi mới thành lập doanh nghiệp.

Khái niệm vốn điều lệ

Để có thể nắm đúng khái niệm vốn điều lệ là gì, quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 có đề cập rõ như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Quy định về vốn điều lệ với từng loại doanh nghiệp cụ thể

Để giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vốn điều lệ với từng loại doanh nghiệp khác nhau, Chữ Ký Số EasyCA đã phân chia như sau:

Vốn điều lệ với công ty TNHH một thành viên

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ với công ty TNHH một thành viên là tổng lượng tài sản mà chủ sở hữu doanh nghiệp cam kết góp. Ngoài ra, chủ sở hữu doanh nghiệp phải góp vốn điều lệ trong tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn này mà chủ doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ thì phải thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ cho đúng với số vốn thực góp. 

Chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản với các nghĩa vụ tài chính nếu không đóng, góp đủ, đúng hạn vốn điều lệ.

Ví dụ công ty TNHH MTV A đăng ký vốn điều lệ là 50 tỷ. Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn B – chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ góp được 45 tỷ. Ông B cần điều chỉnh lại số vốn điều lệ cho đúng với thực tế. 

Vốn điều lệ với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị tài sản góp vốn bởi các thành viên sở hữu công ty. Trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên phải góp đủ vốn. Trường hợp vốn chưa được góp đủ sẽ phải điều chỉnh theo số vốn thực tế.

Sau khi góp vốn, các thành viên góp vốn sẽ được cấp giấy chứng nhận góp vốn. Mỗi thành viên đã góp vốn phải chịu trách nhiệm tương ứng với giá trị vốn mình đã góp. Những thành viên cam kết góp vốn nhưng vẫn chưa góp đủ thì vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn mình đã đăng ký trước ngày công ty điều chỉnh số vốn điều lệ. 

Trường hợp thành viên đăng ký góp vốn nhưng đến hạn mà vẫn chưa góp vốn thì không còn là thành viên của công ty. Số vốn này công ty có thể chào bán tới cá nhân, tổ chức khác sau đó. 

Vốn điều lệ công ty cổ phần

Bên cạnh câu hỏi vốn điều lệ là gì, các quy định liên quan tới vốn điều lệ của công ty cổ phần cũng được nhiều thắc mắc. Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty”. Công ty cổ phần có thể huy động thêm vốn bằng cách bán cổ phiếu

Một số câu hỏi liên quan tới vốn điều lệ

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì?

Vốn điều lệ giúp các nhà kinh tế nắm bắt được tình hình “sức khoẻ” của nền kinh tế vĩ mô và đưa ra các chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp kích thích kinh doanh.

Ngoài ra, vốn điều lệ là cơ sở để quy gán trách nhiệm tương ứng với người sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp tranh chấp pháp lý.

Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín với đối tác, khách hàng và ngân hàng. Nếu số vốn quá thấp, doanh nghiệp có thể bị từ chối đầu tư, cho vay vì đối tác không đủ tin tưởng.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp khai vốn quá cao, ngoài khả năng góp vốn thì trong trường hợp phá sản, giải thể, vỡ nợ, chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đã khai báo. 

Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ có quy định cụ thể về vốn điều lệ. Thực tế, có những doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn điều lệ rất thấp, chưa tới 5 triệu đồng. 

Doanh nghiệp cần chứng minh vốn điều lệ không?

Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không bắt buộc chứng minh vốn điều lệ. Tuy nhiên, nếu có vấn đề pháp lý xảy ra, công ty phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đã đăng ký. 

Doanh nghiệp có bị phạt nếu khai sai vốn điều lệ không?

Theo điều 28 và 38 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên tới 20.000.000đ với hành vi góp vốn không đủ như đã đăng ký. Doanh nghiệp cần lưu ý điều này.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của FPT CA về vốn điều lệ và các thông tin có liên quan. Hi vọng qua bài viết này chủ doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn vốn điều lệ là gì và các quy định về vốn điều lệ. 

Bên cạnh chuẩn bị vốn điều lệ, khi mới thành lập, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, chứng từ khác. Để giúp doanh nghiệp giảm thiểu công việc khi khai báo thuế, xuất hoá đơn điện tử, FPT.CA đã triển khai dịch vụ chữ ký số với ưu thế bảo mật vượt trội. Doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ:

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Tự quyết toán thuế TNCN 2021 cần lưu ý gì?


Đối với người tự quyết toán thuế TNCN, bên cạnh việc lập và nộp tờ khai trước hạn chót, người nộp thuế cũng cần lưu ý một số vấn đề để quá trình nộp tờ khai nhanh chóng, chính xác.

FPT.CA đã tổng hợp lại 4 điểm quan trọng khi tự quyết toán thuế TNCN mà người nộp thuế cần biết.

Lưu ý 1: Những trường hợp cần nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN

Tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người lao động cần nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN nếu có số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa, yêu cầu bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, hoàn thuế. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây sẽ không cần làm tờ khai thuế TNCN:

  • Người nộp thuế nộp thiếu thuế TNCN sau quyết toán với số tiền từ dưới 50.000đ
  • Người nộp thuế có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp nhưng không có yêu cầu hoàn thuế, trừ vào kỳ khai thuế kế tiếp.
  • Người nộp thuế có khoản thu nhập từ tiền lương khi ký hợp đồng 3 tháng trở lên tại một công ty và có thu nhập vãng lai ở những công ty khác nhưng bình quân không quá 10 triệu đồng/ tháng và đã khấu trừ 10% thì không cần quyết toán với phần thu nhập này.

Lưu ý 2: Trường hợp người nộp thuế được uỷ quyền quyết toán thuế TNCN

Cũng theo Nghị định 126, một số trường hợp sau đây, người nộp thuế được uỷ quyền cho cơ quan, tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế TNCN:

  • Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đã ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên. Đồng thời, tại thời điểm quyết toán thuế, người nộp thuế vẫn đang làm việc tại tổ chức đó.
  • Trong trường hợp người nộp thuế được chuyển công tác từ tổ chức cũ đến tổ chức mới thì được uỷ quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức mới.
  • Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công khi đã ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại một công ty, đang làm việc tại công ty trả thu nhập trong thời điểm quyết toán thuế đồng thời có thu nhập vãng lai ở nơi khác và đã khấu trừ thuế TNCN 10%, không có yêu cầu quyết toán phần thu nhập đó. 

Lưu ý 3: Những trường hợp người nộp thuế tự quyết toán thuế TNCN được yêu cầu tổ chức cung cấp chứng từ khấu trừ thuế

Với những cá nhân được doanh nghiệp/ tổ chức khấu trừ thuế vào thu nhập nhưng không uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức thì được quyền yêu cầu tổ chức trả thu nhập cung cấp chứng từ khấu trừ thuế. Cụ thể:

  • Với cá nhân không có HĐLĐ hoặc có HĐLĐ dưới 3 tháng thì có thể yêu cầu tổ chức trả thu nhập cung cấp chứng từ khấu trừ thuế mỗi lần khấu trừ hoặc cung cấp chứng từ khấu trừ cho toàn bộ kỳ tính thuế.
  • Với cá nhân đã ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên, tổ chức trả thu nhập chỉ cung cấp một chứng từ khấu trừ thuế trong toàn bộ kỳ tính thuế. 

Lưu ý 4: Điều kiện người nộp thuế được hoàn thuế TNCN

Khi đã nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế có thể được hoàn thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Số tiền thuế phải nộp nhỏ hơn số tiền thuế tạm nộp đến ngày quyết toán thuế
  • Người nộp thuế có thu nhập chưa đến mức phải tính thuế
  • Một số trường hợp đặc biệt khác do cơ quan nhà nước quyết định

Lời kết

Như vậy trên đây FPT-CA đã tóm tắt nhanh 4 lưu ý người nộp thuế cần biết khi tự quyết toán thuế TNCN 2021. Để phục vụ kỳ quyết toán thuế, tới đây, FPT.CA sẽ liên tục cập nhật thêm các bài viết liên quan để bạn đọc và anh/chị kế toán tiện theo dõi.

Hiện nay, việc nộp tờ khai đã có thể thực hiện trực tuyến trên trang web chính thức của cơ quan thuế. Khi nộp tờ khai trực tuyến, người nộp thuế cần sử dụng chữ ký số để thay thế con dấu doanh nghiệp.

Quý bạn đọc và anh/chị kế toán có thể tham khảo, nhận tư vấn MIỄN PHÍ của FPTCA qua các kênh dưới đây:

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Doanh nghiệp mới thành lập phải đóng thuế môn bài như thế nào?


Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp cần đóng dựa vào số vốn đã đăng ký kinh doanh. Các quy định về sắc thuế này đã được trình bày rất rõ trong nhiều văn bản có liên quan.

Tuy nhiên, doanh nghiệp mới thành lập vẫn còn nhiều băn khoăn liệu có phải đóng phí môn bài không, mức phí môn bài phải đóng là bao nhiêu. Tất cả thông tin này sẽ được FPT CA giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là một loại thuế được thu hằng năm dựa trên tổng số vốn mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ đóng trực tiếp lệ phí môn bài cho cơ quan thuế.

Nếu doanh nghiệp chậm nộp hoặc cố tình không đóng lệ phí môn bài sẽ bị phạt theo quy định hiện hành.

Các mức đóng phí môn bài 

Tùy theo số vốn đăng ký kinh doanh hoặc doanh thu của năm liền trước mà doanh nghiệp cần đóng các mức phí môn bài khác nhau. Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, các bậc nộp lệ phí môn như sau:

  • Với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng/ năm: nộp 3.000.000đ phí môn bài
  • Với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống/ năm: nộp 2.000.000đ phí môn bài
  • Với chi nhánh đại diện của doanh nghiệp: nộp 1.000.000đ phí môn bài
  • Với hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: nộp 1.000.000đ phí môn bài
  • Với hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: nộp 500.000đ phí môn bài
  • Với hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: nộp 300.000đ phí môn bài
  • Với hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: không phải nộp phí môn bài.

Thời hạn nộp phí môn bài và mức phạt chậm nộp

Thời hạn cuối cùng để doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài là ngày 30/01 hằng năm. Doanh nghiệp chú ý, sau ngày này nếu chưa nộp phí, doanh nghiệp sẽ bị phạt. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt: 0.03 x mức thuế phải đóng x số ngày chậm nộp.

Ví dụ: Công ty kế toán A có mức vốn ban đầu là 2 tỷ đồng. Công ty chậm nộp thuế môn bài 30 ngày. Như vậy số tiền mà công ty kế toán A cần nộp sẽ được tính như sau:

Số tiền cần nộp: 2.000.000 x 0.03 x 30 + 2.000.000 = 3.800.000đ.

Công ty kế toán A đã bị phạt 1.800.000đ.

Mức thuế môn bài với doanh nghiệp mới thành lập

Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên. Từ năm thứ 2 trở đi, doanh nghiệp mới cần phải nộp lệ phí môn bài. 

Ví dụ: Công ty dịch vụ kế toán A thành lập vào tháng 3/2020. Trong năm 2020 (từ 01/01/2020 đến 31/12/2020), công ty sẽ được miễn lệ phí môn bài. Đến năm 2021, công ty A phải nộp phí môn bài theo số vốn đăng ký kinh doanh.

Tháng 7/2020, công ty A mở chi nhánh 1. Chi nhánh 1 của công ty A vẫn được miễn phí môn bài do công ty A đang trong thời hạn miễn loại thuế này.

Tháng 2/2021, công ty A mở chi nhánh 2. Chi nhánh 2 của công ty A không còn được miễn lệ phí môn bài do công ty A đã nằm ngoài thời hạn miễn sắc thuế này.

Cách kê khai thuế môn bài khi mới thành lập

Mặc dù được miễn nộp phí môn bài nhưng doanh nghiệp mới thành lập vẫn cần nộp tờ kê khai loại thuế này. Có hai cách để doanh nghiệp mới thành lập kê khai thuế môn bài

Cách 1: Nộp tờ khai trực tiếp

Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ làm tờ khai và mang tới cơ quan thuế và nộp tờ khai. Doanh nghiệp thực hiện theo hai bước dưới đây:

  • Bước 1: Tạo tờ khai theo mẫu đã được trình bày trong Nghị định 139/2016/NĐ
  • Bước 2: Viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

Chú ý, trước khi nộp tờ khai, doanh nghiệp phải liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để xác nhận xem họ có nhận tờ khai không.

Hiện nay, hầu hết các cơ quan thuế không còn nhận tờ khai thuế môn bài mà doanh nghiệp phải kê khai qua mạng.

Cách 2: Kê khai qua mạng

Với cách làm này, doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số, đăng ký khai, nộp thuế điện tử. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Liên hệ mua chữ ký số và đăng ký khai, nộp thuế điện tử
  • Bước 2: Truy cập trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn. Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập vào hệ thống và kê khai theo hướng dẫn của trang web.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của FPT CA nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ mức đóng phí môn bài với doanh nghiệp với thành lập. Như vậy, có thể kết luận ngắn gọn trong năm đầu tiên sau khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ không cần đóng thuế môn bài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai thuế qua tờ khai hoặc kê khai trực tuyến và ký bằng chữ ký số.

Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong công tác kê khai thuế, ký hoá đơn, chứng từ,… FPT-CA triển khai công nghệ ký số thông minh theo chuẩn bảo mật FIPS PUB 140-2.

Doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Thuế điện tử là gì, 5 bước kê khai thuế điện tử


Từ lâu, việc kê khai thuế qua mạng đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian và công sức khi kê khai thuế. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn thuế điện tử là gì và cách kê khai thuế qua phương thức này..

Thuế điện tử là gì?

Thuế điện tử (còn được gọi là thuế điện tử eTax) là hệ thống kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế thông qua môi trường mạng trực tuyến. Hệ thống này đã được Tổng cục Thuế đưa vào triển khai thực tế từ năm 2016.

Thuế điện tử ra đời nhằm giải quyết sự phức tạp và rối rắm khi người kê khai phải thực hiện kê khai và nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế. Ngoài ra, hệ thống thuế điện tử eTax còn có các chức năng khác giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn như

  • Tra cứu nghĩa vụ thuế
  • Tra cứu số thuế chưa nộp
  • Tra cứu nghĩa vụ kê khai thuế
  • Hỏi đáp về kê khai thuế

Cách nộp tờ khai qua thuế điện tử

Việc nộp tờ khai thuế trực tuyến có thể thực hiện với 5 bước :

  • Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống trang thuế điện tử
  • Bước 2: Tải tờ khai XML lên trang kê khai
  • Bước 3: Ký điện tử 
  • Bước 4: Gửi tờ khai trực tuyến
  • Bước 5: Kiểm tra email để biết cơ quan thuế đã tiếp nhận hồ sơ hay chưa

Đăng nhập vào hệ thống trang thuế điện tử

Trước tiên, doanh nghiệp truy cập vào địa chỉ chính thức của trang thuế điện tử thuedientu.gdt.gov.vn. Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập.

Với doanh nghiệp đã từng đăng nhập trên nhantokhai.gdt.gov.vn thì có thể sử dụng trực tiếp tên đăng nhập cũ để đăng nhập vào trang thuế điện tử. 

Ví dụ, công ty A có MST 0123456 ở trang nhantokhai.gdt.gov.vn thì khi chuyển sang trang thuế điện tử sẽ có tên đăng nhập như sau:

  • Tên đăng nhập 0123456: dùng để khai thuế, hoàn thuế, tra cứu, hỏi đáp
  • Tên đăng nhập 0123456-QL: dùng để quản lý tài khoản, phân quyền,…
  • Tên đăng nhập 0123456-NT: dùng để nộp tiền thuế

Với doanh nghiệp lần đầu khai thuế online cần tiến hành đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Sau đó, doanh nghiệp đăng nhập bằng tài khoản đã được cấp.

Tải tờ khai XML lên trang kê khai

Ở bước này, doanh nghiệp có thể tải tờ khai theo 2 cách:

Cách 1: Tạo tờ khai tại menu “Khai thuế” => “Kê khai trực tuyến

Cách 2: Tạo tờ khai bằng phần mềm hỗ trợ kê khai, xuất file XML và vào menu “Khai thuế” => “Nộp tờ khai XML”.

Ký điện tử 

Sau khi đã tải lên file tờ khai XML, doanh nghiệp cắm USB Token chữ ký số và nhấn nút ký điện tử. Doanh nghiệp nhập vào mã PIN và chờ vài giây để quá trình ký điện tử hoàn tất.

Gửi tờ khai trực tuyến

Sau khi ký điện tử thành công, doanh nghiệp nhấn nút “Nộp tờ khai” để hoàn tất quá trình nộp tờ khai thuế.

Kiểm tra email xác nhận

Cơ quan thuế sẽ gửi doanh nghiệp 2 email xác nhận hồ sơ kê khai thuế như sau:

  • Email 1: Trong vòng 15 phút sau khi kê khai. Đây là email thông báo đã tiếp nhận hồ sơ thành công. Hồ sơ của doanh nghiệp đang được lưu trên hệ thống và chờ cơ quan thuế xét duyệt.
  • Email 2: Trong vòng 1 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ gửi lại email thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không được chấp hồ sơ thì doanh nghiệp phải tiến hành kê khai lại.

Doanh nghiệp lưu ý, email thứ 2 rất quan trọng và doanh nghiệp cần lưu ý kiểm tra hòm thư thường xuyên sau khi kê khai. 

Lời kết

Trên đây FPT CA đã giải thích chi tiết tới doanh nghiệp thuế điện tử là gì và 5 bước kê khai thuế qua mạng. Hy vọng bài viết đã giúp doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết trong quá trình kê khai thuế.

Có thể thấy, kê khai thuế qua mạng đã góp phần tinh gọn rất nhiều công việc kê khai và nộp thuế so với nộp thuế trực tuyến. Để thực hiện tiến hành kê khai qua mạng, doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký số để ký trực tuyến.

Chữ ký số sẽ giúp Doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn sử dụng chữ ký số MIỄN PHÍ đừng quên liên hệ FPTCA: 

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Doanh nghiệp mới có bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử?


Hoá đơn điện tử dần đang được khuyến khích sử dụng và dần thay thế hoá đơn giấy. Vậy với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, có bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hình thức hoá đơn mới này không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử

Theo các quy định hiện hành, kể từ ngày 01/07/2022, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử trong các hoạt động kinh doanh. Trước ngày này, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng hoá đơn giấy như bình thường.

Điểm khác biệt giữa hoá đơn điện tử và hoá đơn giấy?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn đã và đang chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa, nhỏ và với thành lập vẫn còn vướng mắc hoá đơn giấy vì nhiều lý do nh: đã lỡ mua nhiều hoá đơn giấy, chưa thấy được lợi ích của hoá đơn điện tử.

Hoá đơn giấy tiêu tốn của doanh nghiệp lượng lớn thời gian, công sức, chi phí để phát hành

Theo lời khuyên của các kế toán lành nghề, nếu so sánh hoá đơn giấy và hoá đơn điện tử thì hoá đơn giấy có rất nhiều rủi ro. Trong đó, rủi ro lớn nhất là doanh nghiệp khó quản lý và dễ làm mất, rách, cháy, hỏng hoá đơn.

Ngược lại, với hoá đơn điện tử, mọi thông tin đều được lưu lại trên hệ thống của nhà cung cấp. Nhà cung cấp hoá đơn có nghĩa vụ đảm bảo an toàn thông tin về hoá đơn trên cơ sở dữ liệu.

Để doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về cả hoá đơn điện tử và hoá đơn giấy, chữ ký số EasyCA tổng hợp lại các thông tin trong bảng dưới đây.

  Hoá đơn giấy Hoá đơn điện tử
In ấn, đặt mua Tốn kém chi phí làm thủ tục, hồ sơ, chuyển phát nhanh Không tốn chi phí in, thủ tục online đơn giản
Khả năng bị làm giả Có thể Không thể
Nguy cơ bị mất, rách, cháy Có thể Không thể
Tính bảo mật Có thể bị lộ thông tin hoá đơn Bảo mật
Lưu trữ hoá đơn Hạn chế Lên tới 10 năm trên hệ thống cơ sở dữ liệu


Hướng dẫn thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử?

Hiểu được lợi ích vượt trội của hoá đơn điện tử nhưng còn vướng mắc do đang sử dụng hoá đơn giấy là một trong nhiều lý do khiến doanh nghiệp “ngại” thay mới hoá đơn.

Thực tế, quá trình đăng ký và chuyển đổi sang hoá đơn điện tử rất đơn giản, doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây.

TH1: Doanh nghiệp vẫn còn hoá đơn giấy. Doanh nghiệp tiến hành huỷ hoá đơn giấy như sau

  • Bước 1: Lập hội đồng huỷ hoá đơn bao gồm đại diện ban lãnh đạo, đại diện kế toán của doanh nghiệp
  • Bước 2: Kiểm kê và lập bảng hoá đơn cần huỷ. Doanh nghiệp cần viết rõ và chi tiết về tên hoá đơn, ký hiệu, số lượng hoá đơn,..
  • Bước 3: Doanh nghiệp lập biên bản huỷ hoá đơn
  • Bước 4: Thông báo kết quả huỷ hoá đơn (Tham khảo Phụ lục 3, TT 39/2014/TT-BTC)
  • Bước 5: Doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp hoá đơn điện tử để được tư vấn chuyển đổi số phù hợp với quy mô của mình
Doanh nghiệp có thể phát hành hoá đơn ngay trên môi trường mạng khi chuyển đổi số

TH2: Doanh nghiệp đã hết hoá đơn giấy hoặc chưa có hoá đơn, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hoá đơn điện tử về được tư vấn chuyển đổi số.

Lời kết

Như vậy, có thể thấy hiện tại hoá đơn điện tử chưa bắt buộc nhưng doanh nghiệp nên sử dụng hình thức hoá đơn này càng sớm càng tốt để giảm thiểu tối đa chi phí và công sức lưu trữ, phát hành hoá đơn.

Khi sử dụng hoá đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ không ký tay như bình thường mà sử dụng chữ ký số hợp lệ để thay thế.

Liên hệ ngay, FPTCA tư vấn MIỄN PHÍ:

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Những lỗi cơ bản khiến không ký được chữ ký số


Khi sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đặc biệt là khi nộp tờ khai hay thuế điện tử, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn nhất định khiến cho công việc trở nên kém hiệu quả, tốn kém chi phí và thời gian.

Hiểu được những khó khăn đó, tại bài viết này FPTCA chỉ rõ các vấn đề thường gặp về chữ ký số khi doanh nghiệp thực hiện nộp tờ khai, nộp thuế điện và cách giải quyết triệt để những vấn đề đó.

1. Khi đăng nhập trang web nhận tờ khai, doanh nghiệp không tìm được chữ ký số

Đây là một trong các lỗi mà doanh nghiệp thường gặp nhất khi dùng chữ ký số trong nộp tờ khai thuế. Lỗi này thường xuất hiện khi thao tác của bạn tồn tại 4 nguyên nhân dưới đây:

– Máy tính của doanh nghiệp chưa thực hiện cài IE Tab – Google Chrome và phần mêm java (hay được gọi với tên gọi khác là phần mềm kê khai thuế online)

– Có thể là bạn chưa cắm Token vào máy tính hoặc máy tính của bạn chưa nhập Token.

– Nhập mã pin không đúng (tắt Caps Lock, chuyển sang gõ tiếng Anh để đảm bảo gõ mã pin ko xảy ra sai sót).

– Cuối cùng là nguyên nhân máy tính chưa nhận Driver của Token. Với nguyên nhân này, bạn hãy cắm USB Token vào máy tính, sau đó click vào My Computer để thực hiện mở ổ đĩa CD Token (có tên nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số). Rồi cuối cùng click vào đó sẽ hiện ra file Setup và ấn vào file Setup.exe để thực hiện cài đặt.

+ Nếu Driver không có sẵn trên Token của bạn thì hãy tải về Driver USB Token trên trang web của đơn vị cung cấp Token cho bạn.

+ Nguyên nhân này có thể là do bạn cắm nhiều Token cùng 1 lúc hoặc cắm Token sai khiến máy không nhận (tháo bớt Token ra và cắm lại Token theo đúng hướng dẫn)

+ Tiếp đó, Toke có Driver rồi nhưng máy không nhận hoặc do Driver bị lỗi thì bạn cần cài lại Driver hoặc cài trên máy tính khác

2. Doanh nghiệp không đọc được tờ khai khi mở

Nếu mắc phải lỗi này bạn hãy cài đặt ngay iTaxViewer. Đây là phần mềm hỗ trợ đọc hồ sơ thuế. Phải cài đặt phần mềm này, bởi lẽ tờ khai thuế sẽ có định dạng là XML để có thể đọc được thì bắt buộc máy tình của bạn phải cài đặt phần mềm hỗ trợ.

3. Không thấy xuất hiện nút chọn tờ khai trên trình duyệt internet explorer

Việc nộp tờ khai đòi hỏi doanh nghiệp phải cài đặt các phần mềm hỗ trợ theo yêu cầu và trình duyệt IE Tab hoặc Google Chrome.

Trong trường hợp không thấy xuất hiện nút chọn tờ khai trên trình duyệt IE thì bạn hãy kiểm tra lại phần mềm kê khai thuế online đã đúng với phiên bản theo yêu cầu chưa. Nếu chưa hãy tiến hành gỡ phần mềm đó và cài lại phiên bản mới nhất.

4. Làm thế nào để kiểm tra chính xác tình trạng của tờ khai thuế đã nộp

Chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây, bạn đã có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng tờ khai thuế đã nộp của doanh nghiệp mình.

– Bước 1: Bạn hãy truy cập website chính thức của Tổng cục thuế: https://nhantokhai.gdt.gov.vn. Sau đó, click vào “Tra cứu” trên thanh menu ngang.

– Bước 2: Khi màn hình hiện ra như giao diện ở dưới bạn tiến hành nhập đầy đủ thông tin để đăng nhập

Bước 3: Khi đăng nhập xong, màn hình sẽ hiện ra giao diện như ở dưới. Bạn nhập khoảng thời gian tờ khai đã lập cần tra cứu, sau đó click “tra cứu” để hoàn tất.

5. Mất mật khẩu trên hệ thống nhận tờ khai của Tổng cục thuế, làm thế nào để lấy lại?

Chỉ thực hiện theo 2 bước dưới đây, bạn có thể dễ dàng lấy lại mật khẩu:

– Bước 1. Bạn hãy truy cập website chính thức của Tổng cục thuế: https://nhantokhai.gdt.gov.vn. Click vào “Lấy lại mật khẩu”

– Bước 2: Nhập mã số thuế, mật khẩu mới (lưu ý là bạn nhớ kết nối Token vào máy tính trước nhé)

6. Một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số được không và đăng ký nộp thuế như thế nào khi có 2 chữ ký số trở lên.

Doanh nghiệp có thể sử dụng được nhiều chữ ký số tùy thuộc vào mục đích. Trong trường hợp doanh nghiệp có 2 chữ ký số, khi đăng ký nộp tờ khai thuế thì bạn nhập số seri của chữ ký số mà bạn muốn dùng.

7. Khi thực hiện bấm nộp tờ khai trên trang nhận tờ khai, xuất hiện thông báo “Hồ sơ chưa đăng ký nộp qua mạng”.

Nếu xảy ra tình trạng nêu trên, bạn hãy vào mục “Tài khoản” rồi thực hiện:

– Trường hợp danh sách tờ khai chưa có tờ nào thì bạn bấm Đăng ký tờ khai (1)

– Trường hợp đăng ký thêm tờ khai ra ngoài danh sách tờ khai mà doanh nghiệp đã đăng ký thì bấm Đăng ký thêm tờ khai (2)

8. Cách nào để kiểm tra được thời hạn của chữ ký số và thông tin trong chữ ký số

Để kiểm tra được thời hạn cũng như thông tin trong chữ ký số khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo 2 cách này:

– Khi không có Token mà có internet, bạn tiến hành tải tờ khai sẽ cho phép bạn kiểm tra được thời hạn chứng thư số.

– Khi có thiết bị chữ ký số nhưng không có mạng thì bạn hãy cắm token vào máy tính rồi đăng nhập vào token để xem thời hạn trực tiếp của chữ ký số đó.

Chữ ký số có cơ chế bảo mật như thế nào?


Bảo mật thông tin trong quá trình làm việc, đặc biệt là ký số trên các giao dịch ở môi trường điện tử luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nó tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro không lường và ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.

Do đó, việc lựa chọn sử dụng chữ ký số từ nhà cung cấp uy tín, có chế độ bảo mật thông tin tuyệt đối là điều hết sức cần thiết và lưu tâm.

co-che-bao-mat-chu-ky-so-1
Cơ chế bảo mật của chữ ký số như thế nào?

Hiểu về cơ chế bảo mật của chữ ký số

Đến nay, chữ ký số đã được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp và lợi ích của nó là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp khi sử dụng chữ ký số lại phụ thuộc vào nền tảng của đơn vị cung cấp.

Có lẽ bài toán lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín luôn là bài toán đau đầu và được “cân đo đong đếm” một cách kỹ lưỡng.

Thực chất cơ chế bảo mật của chữ ký số được hiểu qua 3 đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, khả năng xác định nguồn gốc

Trong chữ ký số hệ thống mã hóa công khai cho phép người dùng mã hóa văn bản với khóa bí mật, đối với một văn bản nếu muốn ký số được thì phải được mã hóa với hàm băm (hiểu một cách đơn giản là văn bản sẽ được chia thành các chuỗi nhỏ với độ dài cố định và ngắn hơn văn bản gốc và sau đó sẽ được mã hóa bằng các khóa bí mật của chủ chữ ký số đó.

Bên cạnh đó, để kiểm tra chữ ký số trên văn bản được nhận bên người nhận sẽ giải mã bằng khóa công khai và kiểm tra hàm băm.

Bạn hoàn toàn yên tâm vì văn bản này được xuất phát từ người sở hữu khóa bí mất nếu 2 giá trị trùng nhau.

Thứ hai, đảm bảo tính toàn vẹn

Không thể chỉnh sửa những văn bản đã ký là chức năng của mọi chữ ký số, do vậy những văn bản được ký bằng chữ ký số sẽ được đảm bảo 100% tính toàn vẹn mà không lo bị bên thứ 3 thâm nhập chỉnh sửa hoặc xóa bản.

Thứ ba, tính chống chối bỏ

Sau khi thực ký hợp đồng được hoàn tất giữa bạn và đối tác chữ ký số sẽ xác nhận cụ thể và chính xác người ký và không thể xóa bỏ chữ ký.

Do đó, đây sẽ căn cứ quan trọng khi phát sinh những tranh chấp pháp lý.

co-che-bao-mat-chu-ky-so-2
Chữ ký số FPT CA giúp người dùng bảo mật tuyệt đối

Chữ ký số FPT CA bảo mật tuyệt đối trên mọi giao dịch

Bảo vệ an toàn cho khách hàng trong các giao dịch trực tuyến luôn là điều kiện mà FPTCA đặt lên hàng đầu với mỗi chữ ký số đều đảm bảo có 1 cặp khóa (keypair) gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key).  Theo đó nhờ vào cặp khóa này, khách hàng có thể khẳng định được tính pháp lý và bảo vệ các giao dịch của mình một cách an toàn và tối ưu nhất.

Trung tâm Dịch vụ Điện tử FPT chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép là nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số công cộng vào ngày 26/07/2010. Tháng 10/2010, Trung tâm Chữ ký số FPT (FPT.CA) bắt đầu cấp phát chứng thư số và chính thức tham gia thị trường chữ ký số tại Việt Nam.

Sau 3 năm cung cấp dịch vụ, FPT.CA đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường Chữ ký số ở Việt Nam với hơn 100.000 khách hàng sử dụng. Chính sách hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp của FPT.CA luôn được đẩy mạnh với đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo.

Những lợi thế đó giúp FPT.CA liên tiếp vượt qua các nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực Chữ ký số khác và giành giải thưởng Sao Khuê 2012. Các khách hàng của FPT.CA là các cá nhân, doanh nghiệp kê khai thuế, hải quan điện tử và các ngân hàng lớn như: ACB, BIDV, MB Bank, ANZ, VP Bank,….

Kinh nghiệm hơn 20 năm phát triển các ứng dụng lõi và hạ tầng kỹ thuật cho ngành thuế, hải quan, các ứng dụng ngân hàng,… giúp chúng tôi am hiểu quy trình nghiệp vụ và công nghệ của ngành. FPT tin tưởng dịch vụ chữ ký số FPT.CA sẽ là nền tảng và cầu nối mang lại tiện ích cho mọi cá nhân, tổ chức khi sử dụng chứng thư số FPT.CA để kê khai thuế, khai báo hải quan điện tử hay các dịch vụ điện tử khác trong tương lai.

– Giải quyết nhiều vấn đề trên môi trường trực tuyến: Giải pháp an toàn, xác thực chính xác danh tính của chủ thể trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công. Phục vụ hiệu quả nhu cầu chứng thực cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước.

– Nền tảng công nghệ hiện đại, đạt chuẩn: Sở hữu nền tảng công nghệ thông tin chất lượng, FPTCA có hệ thống vận hành bảo mật và an ninh thông tin đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế FIPS PUB 140-2.

– Khả năng tích hợp trực tiếp cao: FPTCA có khả năng tích hợp trực tiếp vào các ứng dụng trực tuyến, phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai thuế… dễ dàng ký số, tiết kiệm chi phí, thời gian trong các giao dịch.

– Quy trình thủ tục triển khai đơn giản: Khách hàng đăng ký triển khai chỉ cần làm thủ tục online, FPTCA liên hệ trực tuyến để xác thực thông tin và bàn giao chữ ký số trong vòng 1 giờ đồng hồ.

– Tư vấn, xử lý khó khăn 24/7: Đội ngũ tư vấn, hỗ trợ trước và sau bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp về chữ ký số, hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán, pháp luật… sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi.

Để đảm bảo giao dịch trực tuyến được an toàn, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn chính xác đơn vị cung cấp chữ ký số được cấp phép, uy tín.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Chữ ký số là gì? Công dụng của chữ ký số hiện nay


Digital Signatures Chữ ký số hay còn được nhiều người gọi là chữ ký điện tử là một loại chữ ký vô cùng quan trọng trong các giao dịch điện tử hiện nay mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới được thành lập.

Công dụng đầu tiên của chữ ký số chính là giúp doanh nghiệp mới thành lập nộp thuế môn bài. Vậy các bạn có thắc mắc những vấn đề này không?

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?

Nên mua chữ ký số ở đâu?

Hãy cùng FPTCA tìm câu trả lời cho toàn bộ những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé.

chu-ky-so-la-gi

Chữ ký số là gì?

Khái niệm

Khái niệm chữ ký số

Chữ ký số là loại chữ ký mà cá nhân, tổ chức sử dụng trong môi trường thiết bị điện tử.

Chính xác thì chữ ký số có dạng một thiết bị điện tử (gọi là Token USB) đã được mã hóa các dữ liệu, thông tin của cá nhân, tổ chức.

Chiếc USB Token này có thể sử dụng để ký lên các văn bản, tài liệu trên mạng internet trong các giao dịch điện tử.

Chữ ký số mang đầy đủ tính pháp lý của chữ ký tay và con dấu.

Chữ ký số bao gồm những thông tin gì?

Thông thường, một USB Token sẽ chứa những thông tin quan trọng của doanh nghiệp bao gồm:

+ Thông tin về doanh nghiệp bao gồm: Tên công ty, mã số thuế…;

+ Số seri của chứng thư số;

+ Thời gian hiệu lực (thời hạn) của chứng thư số;

+ Tên tổ chức chứng thực chữ ký số (VNPT-CA, EASY-CA, VIETTEL-CA…);

+ Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

+ Thư hạn chế mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số;

+ Hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

+ Một số thông tin quan trọng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chữ ký số mang đầy đủ tính pháp lý của chữ ký tay và con dấu khi nó có đầy đủ những thông tin trên.

Cơ sở pháp lý của Token chữ ký số

Luật Giao dịch điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 29/11/2005 đã quy định về thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thức chữ ký số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP .

Theo đó, khi tiến hành các giao dịch điện tử, người sử dụng là các cá nhân, tổ chức, cơ quan cần phải thực hiện chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Quá trình này bao gồm:

+ Tạo chữ ký (chính là việc sử dụng khóa bí mật để ký số);

+ Kiểm tra chữ ký (kiểm tra tính hợp lệ của khóa công khai);

Vậy chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Chúng ta cùng đến với phần công dụng của chữ ký số.

Công dụng của Token chữ ký số

Như đã đề cập ở trên, chữ ký số Token thường được sử dụng để ký xác nhận các giao dịch điện tử. Nó quan trọng bởi hiện nay toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế điện tử đều phải nộp trực tuyến. Đây cũng công dụng quan trọng nhất của token với doanh nghiệp.

Mục đích các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số là để:

+ Kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử;

+ Kê khai thuế hải quan;

+ Giao dịch điện tử với ngân hàng;

+ Giao dịch chứng khoán điện tử;

+ Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính;

+ Kê khai bảo hiểm xã hội điện tử

Các giao dịch trên thực hiện với chữ ký số sẽ không phải in tờ kê khai, không cần dấu đỏ của công ty.

Như vậy với chức năng của chữ ký số, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký kết hợp đồng làm ăn trực tuyến và chỉ cần ký số vào file hợp đồng và gửi trực tuyến qua mail hay các phương tiện mạng xã hội khác.

Thiết bị USB token có thể đảm bảo tính an toàn về bảo mật và độ chính xác cao, dữ liệu toàn vẹn, cũng là bằng chứng thép chống lại việc chối bỏ trách nhiệm của các bên thông qua nội dung đã ký kết, giúp củng cố lòng tin cho các cơ quan doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch.

Bởi các tiện ích trên, chữ ký số đã giúp tiết kiệm thời gian thông qua cắt giảm việc phải đi lại để ký kết, giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà nước thuận lợi hơn, đảm bảo tính pháp lý, không cần in ấn hồ sơ, dễ dàng ký kết văn bản, hợp đồng tại bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào.

Mua chữ ký số ở đâu?

Việc tìm mua chữ ký số hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều khi số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số đã không chỉ gói gọn ở với Viettel, VNPT và FPT.

Hiện nay, chúng tôi đang hỗ trợ tốt nhất cho 3 gói chữ ký số, bao gồm:

  • Chữ ký số dành cho cá nhân -> Xem ngay báo giá
  • Chữ ký số cho doanh nghiệp -> Xem ngay báo giá
  • Chữ ký số cho máy chủ – HSM – > Xem ngay báo giá

Để nhận thêm các thông tin khác về chữ ký số FPTCA , các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline hỗ trợ khách hàng: 0932 780 176

Điện thoại: 0932 780 176

Email: nga.giakhang@gmail.com

Địa chỉ: Số 3 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM

04 loại chữ ký số thông dụng nhất trên thị trường bạn cần biết


Bước vào thời kỳ công nghệ số việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh là một xu hướng tất yếu.

Điển hình nhất phải nhắc đến việc sử dụng chữ ký số, bởi chữ ký số đang được xem là giải pháp công nghệ thông minh và tiện ích trong các giao dịch điện tử.

Vậy hiện nay trên thị trường có bao nhiêu loại chữ ký số thông dụng, làm thế nào để biết được loại chữ ký số đó thực sự phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp của bạn?

Hãy cùng FPT.CA đi phân tích cụ thể những đặc điểm của từng loại chữ ký số phổ biến trên thị trường tại bài viết này.

4-loai-chu-ky-so-thong-dung
Chữ ký số USB Token được sử dụng nhiều nhất trên thị trường

1. Loại chữ ký số USB Token

Chữ ký số USB Token là loại chữ ký số được nhắc đến đầu tiên trong danh sách các loại chữ ký thông dụng nhất trên thị trường.

Bởi lẽ, đây là loại chữ ký số ra đời đầu tiên trên thị trường và được nhiều người dùng lựa chọn để phục vụ cho hoạt động ký số chứng từ, tài liệu cho đến nay.

Nói đến đặc điểm của chữ ký số USB Token là người ta nhắc đến đặc trưng của một thiết bị phần cứng đặc biệt an toàn (có hình dáng giống một chiếc USB thông thường), với chức năng dùng để lưu trữ khóa bí mật nhằm tạo lập chữ ký số cho đối tượng là cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Khi khách hàng đăng ký dùng chứng thư số, đơn vị cung cấp sẽ thực hiện nạp thông tin của khách hàng vào USB Token và đồng thời tạo ra một cặp khóa bí mật và công khai.

Đây là loại chữ ký số được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trên thị trường nhờ vào khả năng bảo mật cao, dễ sử dụng và có giá thành tốt.

2. Loại chữ ký số Smartcard

Loại chữ ký số đứng thứ hai trong danh sách các loại chữ ký số thông dụng phải kể đến chữ ký số Smartcard, đặc điểm phần cứng của chữ ký số này có hình dáng giống 1 chiếc sim điện thoại do một số đơn vị cung cấp nghiên cứu và phát triển.

Ưu điểm nổi bật của chữ ký số Smartcard này là người dùng có thể ký số nhanh chóng ngay cả trên thiết bị di động. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại chữ ký số này lại nằm ở chỗ là yêu cầu người dùng phải sử dụng sim của nhà mạng đó thực hiện tích hợp chữ ký số khiến cho người dùng phải phụ thuộc vào loại sim mà đơn vị cung cấp lựa chọn.

Đồng thời, việc sử dụng sim khiến cho người dùng không thể thực hiện ký số khi đi nước ngoài hoặc nơi không có sóng điều này là điểm hạn chế khá lớn khiến nhiều người dùng, đặc biệt là những người dùng thường xuyên phải đi công tác.

chu-ky-so-hsm-fpt-ca
Chữ ký số HSM phục vụ tốt các doanh nghiệp lớn

3. Loại chữ ký số HSM

Tiếp theo danh sách này phải kể đến chữ ký số HSM, nếu so với hai loại chữ ký số trên thì đây là loại chữ ký số sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn nhằm đáp ứng yêu cầu tối đa của khách hàng trong việc bảo mật và hiệu năng hoạt động.

Đối với phần cứng của chữ ký số HSM sẽ được đùng để bảo vệ và thực hiện quản lý các cặp khóa điện tử, nhằm làm tăng tốc độ xác thực và mã hóa dữ liệu.

Tuy nhiên, chữ ký số HSM sẽ có giá khá cao, phục vụ tốt cho các đối tượng là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu ký số nhanh và nhiều, hạ tầng tốt.

Thêm nữa, chữ ký số HSM là loại chữ ký số có khả năng cho nhiều người dùng tại những địa điểm khác nhau thực hiện ký số (tối đa là 20 điểm truy cập).

Nhìn chung, loại chữ ký số này có nhiều tính năng vượt trội cùng với khả năng bảo mật cao nhưng khá kén đối tượng dùng.

4. Loại chữ ký số từ xa

Không thể không nhắc đến loại chữ ký số từ xa trong danh sách những chữ ký số thông dụng trên thị trường, chữ ký số từ xa tên tiếng anh thường được gọi là remote signature hay thường gọi bằng những cái tên khác như là chữ ký số online, chữ ký số không dùng USB token, chữ ký số di động.

Đây là loại chữ ký số mới xuất hiện trên thị trường sử dụng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây giúp người dùng ký số mà không cần dựa trên thiết bị phần cứng.

Với loại chữ ký này, cho phép người dùng ký số linh động mọi lúc mọi nơi trực tiếp trên máy tính, điện thoại hoặc tablet.

Tính năng ưu việt và khá tiện lợi nhưng tại sao loại chữ ký số này lại chưa được ưu tiên sử dụng, bởi lẽ việc bảo mật dữ liệu khách hàng của loại chữ ký số này chưa được đánh giá cao và rủi ro nhiều tiềm ẩn bị đánh cắp dữ liệu ký số của khách hàng.

Do đó, để nghiên cứu và phát triển được loại chữ ký số đòi hỏi nhà cung cấp phải có sự nghiên cứu, phát triển dựa trên hạ tẩng công nghệ tốt, tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn về bảo mật.

Trên là bốn loại chữ ký số được sử dụng khá thông dụng trên thị trường, hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ thấy rõ được những ưu và nhược điểm của từng loại chữ ký số nhằm đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp chữ ký số FPT-CA (USB Token) đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định, có giá trị pháp lý như chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu đối với tổ chức và doanh nghiệp.

Chúng tôi đem đến cho người dùng một giải pháp chữ ký số an toàn và ứng dụng tốt nhất trong các giao dịch điện tử, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cao về bảo mật và tính sẵn sàng trong vận hành hệ thống ngay cả khi số lượng khách hàng lớn.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn MIỄN PHÍ chữ ký số, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

Mất USB chữ ký số doanh nghiệp cần làm gì?


Khi sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp sẽ được nhà cung cấp gửi về thiết bị USB Token để thực hiện giao dịch điện tử. Vậy, trong trường hợp doanh nghiệp làm mất chữ ký số, mất USB Token thì phải làm thế nào?

Cách xử lý khi doanh nghiệp làm mất USB chữ ký số

TH 1: Doanh nghiệp mất Token nhưng vẫn nhớ mật khẩu đăng nhập vào trang khai thuế

Bước 1: Liên hệ tổng đài hỗ trợ

Doanh nghiệp liên hệ lên tổng đài hỗ trợ của nhà cung cấp. Doanh nghiệp cung cấp MST và thời gian sử dụng Token cho hỗ trợ viên. Nhà cung cấp sẽ cấp phát mới Token cho doanh nghiệp.

Bước 2: Cài đặt lại Token

Doanh nghiệp cài đặt Token và sử dụng như bình thường

TH2: Doanh nghiệp mất Token, mất pass đăng nhập vào trang khai thuế

Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần lấy lại mật khẩu của trang khai thuế trước khi đăng ký lấy Token. Cụ thể

Bước 1: Yêu cầu lấy lại mật khẩu

Doanh nghiệp làm hồ sơ lên chi cục thuế và yêu cầu cấp mới mật khẩu vào trang khai thuế

Bước 2: Liên hệ tổng đài hỗ trợ

Doanh nghiệp liên hệ với tổng đài nhà cung cấp để yêu cầu cấp mới USB chữ ký số.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thuộc hai trường hợp trên. Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp trong thời gian sớm nhất để được hỗ trợ. 

mat-usb-token-chu-ky-so

Cách xử lý khi doanh nghiệp làm hỏng USB chữ ký số

Về mặt vật lý, USB chữ ký số cũng tương tự những chiếc USB bình thường. Do đó, trong quá trình sử dụng, USB có thể bị hư hại do yếu tố môi trường (nước, độ ẩm,…) hoặc do con người (rơi, va đập mạnh,…).

Trong trường hợp doanh nghiệp làm hỏng USB chữ ký số, doanh nghiệp cần làm gì?

Bước 1: Liên hệ tổng đài hỗ trợ

Doanh nghiệp liên trực tiếp với tổng đài hỗ trợ của nhà cung cấp. Doanh nghiệp khai báo thông tin MST và tình trạng USB Token để được chuyên viên hỗ trợ kịp thời

Bước 2: Cài đặt lại Token mới

Sau khi cung cấp thông tin, nhà cung cấp sẽ cấp phát mới Token cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành cài đặt và sử dụng như bình thường.

Chuyên viên của FPTCA luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp 24/7 khi sử dụng chữ ký số

FPT-CA luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng, quý doanh nghiệp mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng chữ ký số. Để tìm hiểu thêm thông tin, mời quý doanh nghiệp liên hệ 

Hotline: 0932 780 176

Website: https://chukysofpt.wordpress.com/

Email: nga.giakhang@gmail.com

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0915 412 332 - 0932 780 176

TỔNG ĐÀI: (08) 62 650 641 - HOTLINE: 0915 412 332 - 0932 780 176

Liên hệ

TRUNG TÂM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG

Liên Hệ: Số 3 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Tổng đài : (08)62 560 641
– Hotline: 0915 412 332 – 0932 780 176

Thẻ

Liên kết Website