Chữ Ký Số FPT – Hotline: 0932 780 176

Home » Hải quan điện tử

Category Archives: Hải quan điện tử

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0915 412 332 - 0932 780 176

TỔNG ĐÀI: 0915 412 332 - HOTLINE: 0932 780 176

Giai đoạn 2016-2020: Kết nối đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN


Tính đến nay đã có 9 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và ngày 8/9/2015, Việt Nam đã kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa ASEAN. Theo Tổng cục Hải quan, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong thời gian tới sẽ chia thành 2 giai đoạn: cuối 2015 và giai đoạn 2016-2020.
mo-hinh-co-che-mot-cua-asean

Cụ thể, giai đoạn cuối năm 2015 sẽ củng cố các thủ tục hành chính đã triển khai và lan tỏa trên phạm vi toàn quốc cho tất cả các đối tượng có liên quan. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với các thủ tục hành chính một cửa quốc gia đã kết nối chính thức. Bên cạnh đó, tập trung kết nối Cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi thông tin về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN (C/O mẫu D) và thông tin tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) đối với 4 nước đã sẵn sàng (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan).

Trong giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các bộ, ngành về phạm vi, đối tuợng. Toàn bộ các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Kết nối đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngoài ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.

Cơ chế một cửa quốc gia là một hệ thống cho phép xuất trình dữ liệu và thông tin một lần; xử lý thông tin và dữ liệu một lần và đồng thời và ra quyết định một lần cho việc giải phóng và thông quan hàng hóa. Cơ chế một cửa ASEAN sẽ kết nối tất cả các hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viên.

Bước đầu, Cơ chế một cửa quốc gia đã phát huy hiệu quả nhất định trong tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, nhất là thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, khi Việt Nam đã thực hiện chính thức Cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng biển quốc tế – tuyến vận tải có lưu lượng hàng hóa XNK lớn nhất cả nước.

Việc kết nối thông tin về C/O có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh Việt Nam và các nước đang tham gia mạnh mẽ vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Trước đây, thực tế hoạt động của Hải quan Việt Nam cho thấy, khi cần xác minh C/O cho những trường hợp cụ thể, cơ quan hải quan phải mất đến 2 hoặc 3 tháng mới nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng của quốc gia cần xác minh. Khi kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, thông tin sẽ được trao đổi gần như tức thời. Kết quả đó mang lại nhiều thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời góp phần giúp các nước nâng cao hiệu quả quản lý thông qua chống gian lận về xuất xứ.

9 bộ kết nối vào Cơ chế một cửa quốc gia


Tính đến ngày 8/9/2015, đã có 9 bộ kết nối Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) gồm: Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. NSW bước đầu phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
chin-bo-ket-noi-vao-co-che-mot-cua-quoc-gia

Giai đoạn 1: Kết nối Bộ Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải

Theo Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 12/11/2014, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chính thức thực hiện 03 thủ tục hành chính một cửa quản lý tàu biển xuất cảnh/nhập cảnh/quá cảnh tại cảng biển quốc tế thuộc cảng Hải Phòng và tới ngày 06/5/2015, Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai mở rộng tại 05 cảng biển quốc tế thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngày 25/12/2014, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chính thức thực hiện 03 thủ tục hành chính một cửa quốc gia bao gồm: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu có xuất xứ ASEAN (C/O Form D) theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu mô-tô phân khối lớn; và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Ngày 25/5/2015, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải mở rộng thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia cho các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải quản lý dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 (bao gồm cả việc thanh toán trực tuyến đối với phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính).

Tính đến ngày 27/8/2015, có 1.936 doanh nghiệp đã thực hiện khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trong đó có 246 hãng vận tải và đại lý vận tải, 1690 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và giao nhận) với tổng số 9435 hồ sơ (4989 nhập cảnh, 4426 xuất cảnh, 20 quá cảnh). Về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D, hiện có 1647 hồ sơ đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Từ 25/5/2015 (ngày bắt đầu kết nối Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc nhóm thủ tục do Bộ Giao thông vận tải quản lý) tới 27/8/2015, đã có 165 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cho mô tô, xe máy, động cơ, xe đạp điện được thực hiện cho 56 doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Giai đoạn 2: Kết nối Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế

Từ ngày 04/6/2015 cho tới hết năm 2015, Cơ chế một cửa quốc gia tiếp tục mở rộng kết nối với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế. Cho tới thời điểm hiện tại, các Bộ đang thực hiện đào tạo cho doanh nghiệp kết hợp với việc thí điểm từng bước để có thể triển khai theo diện rộng vào cuối 2015.

Giai đoạn 3: Kết nối các Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia, các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch bắt đầu kết nối Cơ chế một cửa quốc gia vào tháng 10/2015. Để thực hiện yêu cầu này Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tích cực phối hợp với 03 Bộ nêu trên tiến hành các hoạt động rà soát thủ tục, thiết kế hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo cho doanh nghiệp và công chức thừa hành và đến ngày 08/9/2015, công tác chuẩn bị đã hoàn tất có thể kết nối 03 Bộ nói trên tham gia Cơ chế một cửa quốc gia trong các lĩnh vực bao gồm:

– Kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tra chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Cấp phép nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Đồ chơi trẻ em nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các thủ tục nói trên sẽ được triển khai trong giai đoạn từ tháng 9/2015 đến hết 2015 để rút kinh nghiệm và mở rộng cho các lĩnh vực khác trong phạm vi quản lý của các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

23 NHTM đã ký Thỏa thuận phối hợp thu với cơ quan Hải quan


Tổng cục Hải quan vừa ban hành Thông tư 7720/TCHQ-TXNK về việc đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước (NSNN) qua các ngân hàng phối hợp thu.

23-ngan-hang-thuong-mai-thoa-thuan-ky-voi-hai-quan

Tổng cục Hải quan cho biết, đến ngày 24/8/2015 Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận phối hợp thu NSNN với Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) và triển khai thí điểm tại địa bàn Cục Hải quan: Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tổng cục Hải quan đề nghị ngân hàng thương mại cổ phần nêu trên, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố niêm yết công khai danh sách các ngân hàng thương mại đã phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, lợi ích của việc nộp thuế qua các ngân hàng thương mại (NHTM) đã phối hợp thu với Tổng cục Hải quan tại trụ sở các ngân hàng thương mại, các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại, trụ sở cơ quan Hải quan và địa điểm làm thủ tục hải quan, tuyên truyền trên Website của đơn vị.

Danh sách 23 NHTM phối hợp thu:

STT      Tên Ngân hàng thương mại
1    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
2    Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (VietinBank)
3    Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank)
4    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
5    Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)
6    Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
7    Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
8    Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
9    Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritimebank)
10    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (Vpbank)
11    Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
12    Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB)
13    Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam)
14    Ngân hàng TMCP An bình (ABbank)
15    Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
16    Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PGbank)
17    Ngân hàng The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU)
18    Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)
19    Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB)
20    Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank)
21    Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
22    Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long (MHB)
    (ngày 23/5/2015 đã sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV))
23    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

Doanh nghiệp được tra cứu thông tin nộp thuế trên hệ thống của Hải quan


Cục Hải quan TP.HCM vừa niêm yết, thông báo tiện ích cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quyền tra cứu thông tin giấy nộp tiền tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
doanh-nghiep-duoc-tra-cuu-thong-tin-thue

Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp sau khi nộp thuế đều yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp chứng từ thanh toán (chứng từ giấy) để xuất trình với cơ quan Hải quan khi thông quan hàng hóa hoặc giải phóng hàng hóa, gây phiền hà cho các bên liên quan.

Để cải thiên môi trường nộp thuế, hạn chế tối đa việc xuất trình chứng từ nộp tiền, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và cung cấp chức năng trên hệ thống cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quyền tra cứu thông tin giấy nộp tiền tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

Cục Hải quan TP.HCM đã gửi công văn, cung cấp thông tin hướng dẫn tra cứu đến Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, ngân hàng hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM để hướng dẫn doanh nghiệp tra cứu thông tin nộp tiền ngay khi đã chuyển thông điện nộp tiền thành công trên hệ thống.

Phó cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp khẳng định, doanh nghiệp không cần xuất trình chứng từ giấy nộp tiền cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan hàng hóa hoặc giải phóng hàng.

Những trường hợp đã có thông tin nộp tiền trên hệ thống mà công chức hải quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp xuất trình chứng từ giấy, đề nghị doanh nghiệp phản ánh ngay với lãnh đạo chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục hoặc lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM qua các số điện thoại đường dây nóng niêm yết công khai tại các điểm làm thủ tục hải quan.

Hết quý 2/2015: Hệ thống QLRR và VCIS đánh giá rủi ro, phân luồng 3.874.953 tờ khai


Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 30/6/2015, ngành Hải quan đã thực hiện đánh giá tuân thủ đối với 86.927 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tuân thủ tốt chiếm tỷ lệ 12,82 % (11.141 doanh nghiệp); doanh nghiệp tuân thủ trung bình chiếm tỷ lệ 80,34 % (69.834 doanh nghiệp); doanh nghiệp không tuân thủ tốt chiếm tỷ lệ 6,84% (5.952 doanh nghiệp).
hai-quan-dien-tu-gia-re

Tính từ 01/01 đến 30/6/2015, hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) và VCIS đánh giá rủi ro, phân luồng tổng số 3.874.953 tờ khai XNK, đặc biệt tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ còn 8,3% so với cùng kỳ 9,35% của năm 2014 góp phần giảm thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, tổng số vụ vi phạm phát hiện từ hoạt động phân luồng là 910vụ/10.807 vụ vi phạm phát hiện từ hoạt động hải quan chung (tính từ 01/01 đến 15/6/2015 chiếm 8,4%).

Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đã tăng cường công tác quản lý tuân thủ và đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp FDI thông qua việc trực tiếp phân tích, đánh giá tuân thủ và giao chỉ tiêu tới tất cả đơn vị quản lý rủi ro địa phương đối với 4.499 doanh nghiệp FDI có kim ngạch chiếm 52,34% tổng kim ngạch XNK toàn quốc năm 2014 để đưa ra giải pháp, kế hoạch tạo thuận lợi cho nhóm doanh nghiệp này nhằm giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về hải quan. Đã cập nhật, sửa đổi và bổ sung 5.590 lượt hồ sơ doanh nghiệp chiếm 11,45% tổng số 48.658 doanh nghiệp có tờ khai XNK (tính từ 01/01 đến 30/6/2015).

Đồng thời, ngành đã áp dụng tiêu chí quy định đối với hơn 30 văn bản do các bộ, ngành có liên quan ban hành đảm bảo quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; lũy kế tổng số văn bản từ trước tới nay đã áp dụng tiêu chí với hơn 200 văn bản của các bộ, ngành; thiết lập 27.970 tiêu chí phân tích để tăng cường kiểm tra đối với các đối tượng trọng điểm rủi ro.

Theo Tổng cục Hải quan, công tác QLRR 6 tháng đầu năm 2015 đã được thực hiện ở tất cả các khâu nghiệp vụ và mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Kết quả đánh giá tuân thủ và xếp hạng đối với doanh nghiệp XNK sát với thực tế hơn, bước đầu đi sâu phân loại, đánh giá các nhóm doanh nghiệp có kim ngạch lớn và ảnh hưởng, tác động đến phát triển kinh tế như doanh nghiệp FDI; đã triển khai các phương thức quản lý hiện đại như xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro, phân tích xu hướng sau bắt giữ, áp dụng kiểm tra bằng máy soi đối với lô hàng trọng điểm trước thông quan. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện vi phạm qua các hoạt động kiểm tra hải quan còn thấp. Việc trao đổi cung cấp thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành chủ yếu phát sinh theo sự vụ chưa mang tính dự báo, sự phối hợp trao đổi thông tin chưa kịp thời…

Chỉ ra nguyên nhân, Tổng cục Hải quan cho biết, việc thiết lập, áp dụng tiêu chí lựa chọn kiểm tra tại một số cấp đơn vị chưa đúng trọng tâm, trọng điểm. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, đơn vị trong và ngành còn lỏng lẻo, thiếu sự hợp tác, chia sẻ thông tin dẫn đến thông tin không đầy đủ, chất lượng chưa đảm bảo cho việc xác định và ngăn chặn rủi ro; cộng đồng doanh ngiệp chưa hiểu được quyền lợi từ việc cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan…

Tập huấn về Cơ chế một cửa cho các DN tại Hải Phòng


Sáng nay, 29-6, tại Hải Phòng, Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn cho đại diện khoảng 40 DN về thực hiện Cơ chế một cửa (NSW) ở cảng biển.
tap-huan-co-che-mot-cua-tai-hai-phong

Theo đại diện Cục CNTT và Thống kê Hải quan đây là lớp tập huấn bổ sung. Bởi trước khi thực hiện chính thức NSW ở cảng Hải Phòng (12-11-2014) và mở rộng ở TP.HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu (ngày 6-5-2015), Tổng cục Hải quan và các đơn vị đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho DN, tuy nhiên, vẫn còn một số DN chưa tham gia, nên quá trình thực hiện gặp vướng mắc.

Để hỗ trợ DN, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục tổ chức tập huấn bổ sung (trong tháng 6-2015) giúp DN nắm bắt được các trình tự khai báo trên Cổng thông tin NSW để thực hiện một cách thuận lợi.

Lớp tập huấn sáng nay tại Hải Phòng nằm trong kế hoạch tập huấn bổ sung nêu trên và thu hút đại diện khoảng 40 DN là đại diện hãng tàu, đại lý hãng tàu, DN giao nhận (logisticsz) nhằm hướng dẫn DN khai báo trên Cổng thông tin NSW và giải đáp vướng mắc về thủ tục cho cộng đồng DN.

Theo Cục CNTT và Thống kê Hải quan, đến cuối tháng 6, có hơn 1.700 DN tham gia NSW tại cảng biển.

Được nộp dần tiền nợ thuế trong vòng 12 tháng


Trước đề nghị của Công ty cổ phần XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam về việc được khoanh nợ, xóa nợ các khoản nợ thuế phát sinh do truy thu, phạt chậm nộp từ nội địa hóa và không áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ này, Tổng cục Hải quan cho biết, DN được nộp dần tiền nợ thuế trong vòng 12 tháng nếu đáp ứng đủ điều kiện.
no-tien-thue-trong-vong-12-thang

Đối với đề nghị được khoanh nợ, xóa nợ thuế và tiền phạt chậm nộp thuế, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn luật thì không có quy định về khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp phát sinh do truy thu từ nội địa hóa xe máy. Vì vậy, Công ty vẫn phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp còn nợ vào ngân sách Nhà nước (NSNN).

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 92, Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 25, Khoản 26 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế theo thứ tự quy định. Các biện pháp cưỡng chế chỉ chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào NSNN.

Cơ quan Hải quan chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế.

Được biết, để được nộp dần tiền nợ thuế, DN cần thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và Điều 134 Thông tư 38/2015/TT-BTC và lập hồ sơ gửi cơ quan Hải quan nơi DN đang có nợ thuế để được xem xét, giải quyết.

DN được tự quyết định về thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế


Theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được tự quyết định về thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp đã nộp đủ các loại thuế.
doanh-nghiep-tu-quyet-dinh-gia-han-hop-thue

Liên quan đến vướng mắc của Công ty cổ phần Đại Tân Việt về việc xét hoàn thuế NK nguyên liệu, vật tư nhập khẩu bán cho Công ty Vinamilk để sản xuất hàng xuất khẩu Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Hải quan, thời hạn xét hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu tối đa là 365 ngày theo hướng dẫn tại công văn số 16224/BTC-TCHQ ngày 7-11-2014 của Bộ Tài chính được tính kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu vật tư đến khi thực xuất khẩu sản phẩm (tính theo ngày đãng ký tờ khai hải quan).

Về việc áp dụng thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (nay là Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính) thì: “Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế”.

Vì vây, theo quy định trên, Công ty được tự quyết định về thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp đã nộp đủ các loại thuế.

Riêng về hồ sơ hoàn thuế, Tổng cục Hải quan cho biết, thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 16224/BTC-TCHQ nêu trên. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ thêm đối với trường hợp tờ khai xuất khẩu là tờ khai hải quan điện tử thì căn cứ vào các số tờ khai do DN kê khai trên hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cơ quan hải quan thực hiện khai thác dữ liệu trên hệ thống; trường hợp tờ khai xuất khẩu khai trên tờ khai hải quan giấy, doanh nghiệp phải nộp 1 bàn chụp tờ khai xuất khẩu của Công ty Vinamilk (có xác nhận của Công ty Vinamilk).

Trường hợp nào được gia hạn nộp thuế?


Trước vướng mắc của Bộ Quốc phòng về việc kéo dài thời gian ân hạn nộp thuế đối với hàng hóa NK phục vụ đóng tàu XK, Bộ Tài chính cho biết, tính cả thời gian ân hạn và gia hạn là gần 3 năm.

gia-han-nop-thue

Theo Bộ Tài chính, căn cứ quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Điều 135 Thông tư 38/2015/TT-BTC: Người nộp thuế đáp ứng điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng thì được xem xét gia hạn nộp thuế.

Thời hạn gia hạn tối đa không quá 2 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền gia hạn thực hiện theo quy định tại Điều 135 Thông tư Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Như vậy, hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng XK, nếu DN đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì tính cả thời gian ân hạn và thời gian gia hạn là gần 3 năm (bao gồm: thời hạn nộp thuế 275 ngày + thời gian gia hạn 2 năm), không phải là 1 năm như quy định tại Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22-7-2013 trước đây.

96 doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia ở cảng biển


Sáng 7-5, ông Nguyễn Trần Hiệu- Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, trong ngày đầu thực hiện chính thức Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) ở cảng biển quốc tế (ngày 6-5), cơ quan chức năng đã giải quyết thủ tục cho 142 hồ sơ của 96 DN.

doanh-nghiep-tham-gia-co-che-mot-cua-quoc-gia

Theo ông Nguyễn Trần Hiệu, dù đã được Tổng cục Hải quan và cơ quan chức năng đào tạo, tập huấn nhiều lần trước đó, nhưng ngày đầu triển khai vẫn còn không ít DN lúng túng khi thực hiện khai báo qua Cổng thông tin điện tử NSW (https://vnsw.gov.vn).

Sai sót phổ biến nhất liên quan đến gửi file danh sách thuyền viên. Không ít DN vẫn sử file theo định dạng cũ khi thực hiện E-manifest như trước đây. Nhưng khi thực hiện qua NSW, các DN phải sử dụng theo định dạng mới.

Để khắc phục khó khăn này, ông Nguyễn Trần Hiệu lưu ý các DN cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng được đăng tải công khai tại https://vnsw.gov.vn và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan http://www.customs.gov.vn

Ngoài ra, quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn DN cần khẩn trương phản ánh đến bộ phận hỗ trợ của Tổng cục Hải quan để được trợ giúp hoặc đến trực tiếp tại các Cục Hải quan địa phương để được hỗ trợ khai báo.

Như Báo Hải quan đưa tin, sau gần 6 tháng triển khai thí điểm tại khu vực cảng Hải Phòng (từ ngày 12-11-2014), hôm qua ngày 6-5, NSW đã được thực hiện chính thức tại các hệ thống cảng biển quốc tế trên phạm vi cả nước, đặc biệt tập trung ở khu vực cảng: Hải Phòng; Quảng Ninh; Đà Nẵng; TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.